2 Banner ngang
 
 

Chuyển đổi số tại Bệnh viện 30 Tháng 4 giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Thứ tư - 13/11/2024 14:41
KẾ HOẠCH
Chuyển đổi số tại Bệnh viện 30 Tháng 4
giai đoạn 202
1 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 27/10/2021 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 86/KH-SYT ngày 21/8/2024 của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyển đổi số ngành y tế, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bệnh viện 30 Tháng 4 trực thuộc Sở Y tế.
  1. HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
  Trong những năm qua, Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng đã luôn quan tâm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển ngành y tế trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bộ Y tế đã ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 năm 2019, nhằm tăng cường khả năng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ; tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, triển khai thành công và có hiệu quả nhiều dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho chuyển đổi số y tế, như:
Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ Y tế về việc quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Quyết định 4750/QĐ-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế về việc quyết định sửa đổi bổ sung quyết định 130/QĐ-BYT ngày 18/01/2023 của Bộ Y tế;
Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa;
Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng Công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử;
Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 - 2025; Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; Quyết định số 5454/QĐ-BYT ngày 10/9/2018 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch triển khai thống kê y tế điện tử; Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25/5/2020 của Bộ Y tế ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế; Quyết định 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Năm 2021 Tỉnh uỷ Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 27/10/2021 về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cũng đã ban hành Kế hoạch số 86/KH-SYT ngày 21/8/2024 của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyển đổi số ngành y tế, giai đoạn 2021-2025.
Qua đó về mặt chủ trương, chính sách, hành lang pháp lý Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở Y tế Sóc Trăng đã ban hành tương đối đầy đủ, làm thay đổi cơ bản nhận thức về thúc đẩy ứng dụng, phát triển CNTT, chuyển đổi số tại bệnh viện 30 Tháng 4.
  1. Về hạ tầng kỹ thuật, các nền tảng ứng dụng Chuyển đổi số
1.1 Hạ tầng kỹ thuật chung
Hạ tầng kỹ thuật, hệ thống mạng máy tính, đường truyền, thiết bị mạng được trang bị ở   mức cơ bản tại đơn vị đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp và hệ thống thông tin khám chữa bệnh, gửi thông tin giám định BHYT.
Việc đầu tư, mua sắm, trang bị, nâng cấp, thay thế các máy tính, thiết bị xuống cấp, hư hỏng; đầu tư các thiết bị số hoá văn bản giấy phục vụ công tác lưu trữ, trao đổi văn bản điện tử được thực hiện theo nhu cầu phát sinh, chưa có sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng CNTT.
Đơn vị đã từng bước chú ý tăng cường các giải pháp bảo mật, an ninh mạng để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại bệnh viện 30 tháng 4.
Bảng thống kê hiện trạng số lượng máy tính, thiết bị mạng, đường truyền của tại đơn vị như sau:
STT Hạ tầng kỹ thuật cơ bản Số lượng
/ Tỷ ìệ
01 Số lượng máy chủ 00
02 Số lượng máy trạm/máy tính để bàn 56
03 Số lượng máy in 28
04 Số lượng máy scan 03
05 Tỉ lệ đơn vị có hệ thống mạng LAN 100%
06 Tỉ lệ đơn vị có kết nối Internet 100%
07 Tỉ lệ đơn vị có thiết lập hạ tầng bảo mật, an toàn thông tin. 0%
08 Tỉ lệ máy tính có cài đặt phần mềm phòng, chống virus, mã độc... 10%
09 Thiết bị tường lửa cứng, thiết bị bảo mật hệ thống mạng. 0
10 Máy chiếu 1 bộ
11 Tivi 5 cái
12 Máy lấy số tự động 0
13 Máy quét CCCD 01
 
 
Qua thống kê cho thấy đơn vị có số lượng máy tính tạm đủ để sử dụng, nhưng nhiều máy tính đã quá niên hạn sử dụng, mạng Lan và mạng internet là đầy đủ nhưng chưa thiết lập hạ tầng bảo mật, an toàn thông tin, chưa có thiết bị tường lửa cứng, thiết bị bảo mật hệ thống mạng, hệ thống mạng Lan được thiết kế từ lúc xây dựng bệnh viện hiện nay đã quá cũ, tạm bợ; Máy chủ hiện nay không có, việc sử dụng máy chạm làm máy chủ để tạm thời giải quyết các công việc nhưng quá chậm, nhất là trong xử lý dữ liệu liên quan đến phần mềm HIS.
Hiện trạng hạ tầng trang thiết bị CNTT của đơn vị hiện tại đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng và vận hành các hệ thống thông tin chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2 Hiện trạng Chuyển đổi số
Đơn vị đã đầu tư và triển khai Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (HIS). Đơn vị đã thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội để phục vụ giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (các hệ phần mềm đang sử dụng tại đơn vị do Công ty DH cung cấp).
- Tỉ lệ sử dụng văn bản điện tử qua môi trường mạng trên 100%.
- Trang thông tin điện tử, fanpage, Zalo OA đưa tin thường xuyên nếu có tin tức, nội dung.
- Duy trì hóa đơn điện tử, phần mềm quản lí tài sản, phần mềm kế toán MISA.
- Các tiêu chí ứng dụng CNTT tại đơn vị chỉ đạt tiêu chí mức 1/7 theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế, trong đó một số tiêu chí tuy đạt nhưng chưa đạt được hiệu suất tối ưu do trang thiết bị còn nhiều hạn chế; nếu có kinh phí đầu tư trang thiết bị CNTT thì đơn vị có thể đạt đến mức 6/7.
Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động CNTT tại đơn vị có 2 viên chức, 1 Đại học biên chế, 1 cao đẳng hợp đồng chuyên trách; viên chức cao đẳng phụ trách HIS, viên chức đại học phụ trách tất cả các mảng còn lại; cho nên căn cứ tình hình thực tế, công việc hiện tại số lượng viên chức CNTT là chưa đủ, cộng với việc kinh phí đầu tư còn hạn chế. Do đó, đơn vị còn thiếu và yếu về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Chuyển đổi số và bệnh viện thông minh, chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế tại các đơn vị.
Tỉ lệ cán bộ, nhân viên có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản là 100%, tuy nhiên việc CNTT luôn đổi mới, nhưng vẫn còn một số viên chức ngại cập nhật kiến thức nên cũng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến ứng dụng CNTT.
  1. NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
  1.  Mục tiêu tổng quát
Định hướng của chuyển đổi số y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của đơn vị, hình thành y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
Nâng cao trình độ, nhận thức và khả năng tiếp cận các tiện ích từ việc ứng dụng CNTT mang lại đối với cán bộ viên chức và người bệnh tại đơn vị.
Đẩy mạnh triển khai và khai thác có hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và quản lý điều hành.
Đảm bảo trích chuyển dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) lên cổng giám định VAS của BHYT trong ngày tại đơn vị, cổng tiếp nhận dữ liệu y tế HIS Gateway của Bộ Y tế.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm phát triển và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Đặt trọng tâm vào thực hiện y tế thông minh, Chuyển đổi số trong y tế góp phần xây dựng hệ thống phần mềm khám, chữa bệnh phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.
Rà soát nâng cấp hạ tầng CNTT tại các khoa, phòng trong toàn bệnh viện.
Tiếp tục duy trì nâng cao việc sử dụng hệ thống quản lí văn bản điện tử.
  1. Mục tiêu cụ thể
2.1 Mục tiêu đến năm 2025
  1. Phát triển chính quyền số
- Trên 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, quản lí văn bản,  Zalo OA, mail và Website nội bộ (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của đơn vị được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống văn bản điện tử của Ngành, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
-  100% các đơn thuốc điện tử được upload đều đặn và đúng theo qui định.
- Số hóa các thông tin dữ liệu hiện có, tin học hóa và tự động hóa các quy trình khám chữa bệnh nhằm hướng tới quản trị thông minh và cung cấp các dịch vụ y tế thông minh.
- Từng bước sửa chữa, nâng cấp hạ tầng CNTT bảo đảm điều kiện triển khai bệnh án điện tử.
  1. Phát triển xã hội số
- Kết nối liên kết với các bệnh viện tuyến Tỉnh, Trung ương, tỉnh để triển khai hội chẩn và nhận sự hỗ trợ chuyên môn.
- Triển khai hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.
- Liên kết với bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương để thực hiện KCB từ xa.
- Xây dựng, duy trì và nâng cấp website, fanpage, zalo OA của đơn vị để hỗ trợ người dân đăng ký khám bệnh từ xa. Bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện đúng quy trình khám bệnh, quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành đối với người bệnh đăng ký khám bệnh Online.
-  Tăng cường tuyên truyền dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đầu đạt Tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt tại đơn vị hàng năm đạt từ 30% trở lên;
  1. Chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
-  Đầu tư hệ thống cấp số tự động cho bệnh nhân.
- Phần đấu đến năm 2030 triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy.
- Triển khai hệ thống đăng ký khám trực tuyến, hệ thống tra cứu thông tin bệnh viện, hệ thống quản lý và cấp số thứ tự, tích hợp ít nhất 01 tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt.
  1. Mục tiêu đến năm 2030
Tiếp tục duy trì bền vững các mục tiêu đã đạt được đến năm 2025 và phấn đấu đạt các mục tiêu như sau:
- 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
- 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Tiếp tục duy trì phát triển xã hội số trong y tế theo các chỉ tiêu đã đạt được ở giai đoạn 2022-2025.
- Hoàn thành trang bị các nền tảng còn lại như LIS, RIS/PACS, EMR.
Đến năm 2030 đơn vị chuyển đối số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT- BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.
  1. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
  1. Chuyển đổi nhận thức
- Chuyển đổi số phải bắt đầu từ nhận thức vai trò người đứng đầu đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị.
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp cùng tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại.
- Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng tại đơn vị.
- Chủ động xây dựng các chương trình truyền thông về triển khai y tế số trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, bao gồm việc hướng dẫn sử dụng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung liên quan khác.
- Thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo, và thử nghiệm các công nghệ số trong y tế. Hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong phát triển công nghệ số trong y tế.
- Tổ chức kết nối, tập hợp, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển CNTT y tế trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng, nền tảng y tế số.
  • Biểu dương, khen thưởng các Phòng khoa, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số.
  1. Kiến tạo thể chế
Tham gia đề xuất để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức chi trả trong lĩnh vực CNTT y tế, cụ thể:
  • Hướng dẫn thử nghiệm các sản phẩm y tế số mới; phát triển các nền tảng số trong y tế.
  • Cơ chế tài chính, cơ chế thuê dịch vụ cho các sản phẩm dịch vụ y tế số. Định mức chi trả cho các dịch vụ CNTT trong các cơ sở khám, chữa bệnh, tính giá dịch vụ CNTT trong giá dịch vụ y tế.
  • Nghiên cứu xây dựng các loại cơ chế ưu đãi đặc thù cho cán bộ phụ trách CNTT đang phục vụ tại đơn vị.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ thông minh, ưu tiên bố trí ngân sách cho các đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số và y tế thông minh.
- Triển khai hành lang pháp lý của Bộ Y tế để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
- Các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu y tế.
- Các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu giữa các phần mềm.
- Thực hiện, nâng cấp kiến trúc chính phủ điện tử hàng năm, làm cơ sở cho quy hoạch và phát triển CNTT.
- Hướng dẫn, quy định về xác thực điện tử.
- Các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh; bảo đảm tính riêng tư của thông tin y tế trên môi trường mạng.
  1. Phát triển hạ tầng số
- Hạ tầng số có vai trò quan trọng kết nối dữ liệu, đáp ứng phương thức quản lý thông minh. Tuy nhiên, hạ tầng số của đơn vị hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT và mô hình quản trị hệ thống thông tin tại đơn vị chưa được chuẩn hóa.
- Hạ tầng số là một thành phần chủ chốt và tiên quyết của chuyển đổi số. Hạ tầng số cần đi trước về đầu tư xây dựng, phải xây dựng một cơ sở hạ tầng số mạnh mẽ để làm nền tảng thúc đẩy phát triển chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số.
 
- Trong giai đoạn 2021 - 2025 chú trọng bố trí nguồn lực đẩy mạnh phát triển, nâng cấp cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT tại đơn vị làm tiền đề, nền tảng cho việc đẩy mạnh chuyển đổi số y tế.
- Xây dựng công cụ đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu tập trung.
- Phát triển nền tảng tích hợp dữ liệu y tế quốc gia, kết nối giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, các hệ thống y tế chuyên ngành, thống kê y tế.
  1. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng
- Xây dựng, triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
- Triển khai đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị theo đúng cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin.
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống xác thực chữ ký số cho bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử tại đơn vị.
- Xây dựng phương án quản lý dữ liệu làm việc tại đơn vị,  từng bước chuẩn hóa hệ thống thông tin và đưa vào quản lý tập trung dữ liệu phát sinh trong quá trình làm việc, hạn chế tối đa rủi ro mất mát dữ liệu do hỏng hóc thiết bị, giúp đơn giản hóa quá trình bàn giao dữ liệu công việc khi có thay đổi vị trí việc làm, có phương án sao lưu dự phòng nhiều lớp đảm bảo an toàn cho dữ liệu của đơn vị.
  1. Hợp tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo môi trường số
- Đẩy mạnh hợp tác, thăm quan, học tập, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai chuyển đổi số đơn vị, phát triển y tế thông minh.
- Tham dự các hội thảo, các diễn đàn để trao đổi, chia sẻ về chuyển đổi số.
- Tổ chức hợp tác sâu, rộng với các tổ chức trong việc đào tạo, nghiên cứu, thử nghiệm và đầu tư các giải pháp về chuyển đối số trong Y tế.
  1. Phát triển nguồn nhân lực
- Triển khai hợp tác, đào tạo cán bộ chuyển đối số về các công nghệ số áp dụng trong y tế gồm các tiêu chuẩn CNTT y tế, các công nghệ số về dữ liệu lớn, di động, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế, làm nòng cốt trong chuyển đối số y tế.
- Tham dự các chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại về việc chỉ đạo triển khai chuyển đối số trong y tế cho các đồng chí Lãnh đạo, viên chức phụ trách.
- Tăng cường các buổi tập huấn, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho viên chức tại đơn vị, đảm bảo tốt việc thực hiện nhiệm vụ, phụ vụ nhân dân tốt hơn.
  1. Phát triển Chính quyền số
Đẩy mạnh phát triển, nâng cấp các hệ thống thông tin trên các nền tảng số mới nhất về truyền thông xã hội, cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên di động để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng. Các hệ thống triển khai bao gồm:
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống đồng bộ dữ liệu.
- Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ, ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử.
- Kết nối các hệ thống thông tin của quốc gia về y tế bao gồm: Hệ thống khám chữ bệnh, hệ thống thông tin về nhân lực y tế, hệ thống thông tin về trang thiết bị và công trình y tế..v.v.
  1. Phát triển kinh tế số trong
Thúc đẩy phát triển kinh tế số trong y tế với trọng tâm là tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản trị cũng như cung cấp dịch vụ của đơn vị, tăng cường trải nghiệm và tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ y tế, cụ thể:
- Tăng cường triển khai ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động chuyên môn, quản trị, cung cấp các dịch vụ trực tuyến.
- Đẩy mạnh tiến trình tiến tới bệnh viện thông minh, đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân trên nền tảng số.
- Khuyến khích các Công ty công nghệ trong lĩnh vực y tế tăng cường phối hợp nghiên cứu, phát triển các nền tảng chuyển đối số trong y tế; tạo ra các dịch vụ số hiệu quả trong.
  1. Phát triển xã hội số trong
- Tham gia nền tảng chia sẻ thông tin học tập, thông tin y tế dựa trên nền tảng mạng xã hội.
- Tham gia phát triển các ứng dụng y tế trên các thiết bị cầm tay, thiết bị di động để người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế ở mọi lúc, mọi nơi.
- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng di động trong lĩnh vực y tế, hình thành các nhóm cộng đồng sử dụng các dịch vụ y tế trên siêu ứng dụng di động.
  1. Chuyển đổi số y tế trong khám chữa bệnh
Phát triển cổng sức khỏe người dân, cho phép người dân, cán bộ y tế có thể quản lý, tra cứu, thông tin sức khỏe của mình.
Phát triển các ứng dụng nhắn tin thông báo về thông tin sức khỏe cho người dân trên hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân.
- Phát triển ứng dụng giám sát các dịch bệnh thông qua việc thu thập các dữ liệu thu thập từ tất cả các nguồn bao gồm người dân, doanh nghiệp, cơ sở y tế, mạng xã hội, các chương trình điều tra. và dự báo ổ dịch thông qua các công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.
- Triển khai các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế.
- Triển khai các hệ chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho phép người dân có thể tự kiểm tra chẩn đoán bệnh ban đầu của mình thông qua việc nhập các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân vào hệ chuyên gia.
- Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo lộ trinh quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử.
- Triển khai hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám, chữa bệnh để xây dựng “bệnh viện thông minh”.
- Tổ chức bộ phận và triển khai hệ thống đăng ký khám chữa bệnh từ xa, hệ thống khám chữa bệnh từ xa.
- Triển khai các hệ thống quản lý thông tin công việc, văn bản, điều hành, quản lý hoạt động tài chính, hoạt động dịch vụ, các hệ thống hướng dẫn bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện, thực hiện chuyển đổi số trong quản trị bệnh viện.
- Chú trọng triển khai nâng cấp các phần mềm bệnh viện có thể triển khai dễ dàng, thuận tiện trên các thiết bị cầm tay như di động, ipad, máy tính bảng.. .
- Có cây (KIOS) thông tin tại bệnh viện phục vụ công tác tra cứu thông tin khám, chữa bệnh thuận tiện tại bệnh viện.
- Sử dụng hệ thống camera thông minh trong việc quản lý an toàn, an ninh.
  1. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên, chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển của đơn vị; Kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị sự nghiệp y tế.
- Kinh phí từ các dự án, nhiệm vụ thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, tài trợ, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
- Nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Phòng KHNV-CĐT:
Đầu mối tiếp nhận, xây dựng và trình ban hành các quy định về: phần mềm ứng dụng CNTT, an toàn thông tin trên môi trường mạng.
Đầu mối xây dựng xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của Bệnh viện.
Phối hợp với các khoa, phòng triển khai việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, thanh toán và phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; công tác cải cách thủ tục hành chính; công tác đảm bảo an ninh, an toàn người bệnh và nhân viên y tế trong đơn vị.
Khai thác và sử dụng triệt để tối đa hiệu quả, lợi ích từ việc ứng dụng CNTT và sử dụng phần mềm quản lý mang lại. Tiến tới xây dựng lộ trình triển khai: bệnh án điện tử (chủ trương, tinh thần chỉ đạo từ UBND tỉnh, Bộ Y tế và Sở Y tế).
Tiếp duy trì và khai thác các phần mềm, ứng dụng đã triển khai tại cơ quan, lên phương án, lộ trình và xây dựng kế hoạch triển khai: hạ tầng, máy móc, phần mềm, phân hệ phần mềm mới … phục vụ công tác quản lý, khám bệnh chữa bệnh tại bệnh viện. Đảm bảo đáp ứng và thỏa mãn các tiêu chí ứng dụng CNTT của Bộ Y tế, Sở Y tế và UBND tỉnh trong thời gian tới.
Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị trong Sở, Bộ Y tế, UBND tỉnh và các đơn vị đối tác (Viettel, VNPT, DH…) trong công tác ứng dụng triển khai CNTT trong quản lý điều hành và trong phục vụ công tác quản lý khám bệnh, chữa bệnh, có đóng góp đề xuất giảm thiểu và cải cách thủ tục hành chính trong các khâu của từng bộ phận khoa, phòng, ban.
2. Phòng Tài chính kế toán:
Tiếp tục, khai thác và sử dụng phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm kế toán MISA, dịch vụ công của Kho bạc nhà nước.
Thường trực trong vấn đề thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh, phối hợp cùng tổ CNTT và các khoa, phòng trong vấn đề giảm thiểu sai sót xuất toán trong việc thanh quyết toán hồ sơ khám chữa bệnh BHYT.
Sử dụng hóa đơn điện tử và có chứng thực số với cơ quan thuế trong thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.
Xây dựng lộ trình, dự trù nguồn kinh phí triển khai các kế hoạch mua sắm, ứng dụng CNTT trong cơ quan  các năm tiếp theo nếu có yêu cầu.
3. Phòng Tổ chức hành chính – Quản trị:
Tiếp tục khai thác và sử dụng phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức, quản lí văn bản.
Phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự, thúc đẩy viên chức, người lao động đơn vị thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
Cần nâng cao năng lực sử dụng máy móc và ứng dụng CNTT trong các quy trình hoạt động, các khâu, các bước thủ tục giấy tờ. Nâng cao chất lượng phục vụ, có lộ trình xây dựng phương án triển khai nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính trong mọi mặt của phòng: quản lý điện, nước; quản lý cơ sở hạ tầng; nhà cửa …
Phối hợp với bộ phận CNTT xây dựng lộ trình tiếp nhận và tập huấn, đào tạo tiếp thu sử dụng trang thiết bị và phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác nghiệp vụ của phòng. Công tác văn thư: phần mềm quản lý văn bản. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn người bệnh và nhân viên y tế: hệ thống camera giám sát và phần mềm hỗ trợ. Công tác hội trường và phục vụ giao ban: hệ thống âm thanh, loa đài máy chiếu.
4. Phòng Điều dưỡng:
Thống kê, rà soát và nghiên cứu tham mưu cho Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa phòng cách sắp xếp, bố trí điều dưỡng có nghiệp vụ chuyên môn y dược, thành thạo và biết sử dụng kỹ năng CNTT trong phục vụ công tác chuyên môn để làm cán bộ chuyên trách hành chính: làm thủ tục thanh toán cho người bệnh, lĩnh và in phiếu lĩnh thuốc, vật tư y tế, làm công tác báo cáo và thống kê.
5. Khối các khoa lâm sàng:
Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn và bảo mật thông tin dữ liệu hồ sơ, thông tin của người bệnh. Tuyệt đối không cung cấp hoặc phát tán thông tin dữ liệu điện tử của người bệnh ra ngoài phạm vi khoa, phòng khi chưa được sự đồng ý và cho phép của trưởng/phó khoa và lãnh đạo bệnh viện.
Chủ động đề xuất và phối hợp với tổ CNTT thống kê rà soát lại hạ tầng máy móc, trang thiết bị CNTT, phần mềm CNTT còn thiếu tại khoa.
Nâng cao trình độ, trau dồi và tìm tòi học hỏi thêm các kỹ năng sử dụng máy tính, máy in qua các nguồn kênh: trao đổi, báo chí, tập huấn …
Tham gia và thực hiện đầy đủ các buổi tập huấn: hướng dẫn, chỉ định, phổ biến kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ Thông tư, văn bản của Bộ Y tế, Sở Y tế và BHXH. Tăng cường công tác trao đổi giữa các khoa, phòng, bộ phận trong vấn đề thanh toán quyết toán hồ sơ BHYT điện tử của người bệnh nhằm tránh và giảm tỷ lệ xuất toán BHYT xuống mức thấp nhất.
Phối hợp với tổ CNTT, phòng TCHC trong công tác quản lý và sử dụng hạ tầng các thiết bị CNTT: máy tính, máy in, dây dẫn, hệ thống mạng, hệ thống camera…
6. Khoa cận lâm sàng:
Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn và bảo mật thông tin dữ liệu hồ sơ, thông tin của người bệnh. Tuyệt đối không cung cấp hoặc phát tán thông tin dữ liệu điện tử của người bệnh ra ngoài phạm vi khoa, phòng khi chưa được sự đồng ý và cho phép của trưởng/phó khoa và lãnh đạo bệnh viện.
Chủ động đề xuất và phối hợp với tổ CNTT thống kê rà soát lại hạ tầng máy móc, trang thiết bị CNTT, phần mềm CNTT còn thiếu tại khoa.
Giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ trong công tác chuyên môn. Vận dụng và khai thác tối đa ứng dụng, thành quả từ phần mềm quản lý bệnh viện. Nâng cao chất lượng cán bộ vận hành, khai thác và sử dụng máy móc trang thiết bị máy móc hiện đại. Đảm bảo vừa có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, lại vừa sử dụng thành tạo kỹ năng CNTT trong vận hành, sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại.
Phối hợp với các khoa lâm sàng, các phòng chức năng trong công tác sử dụng phần mềm, máy móc giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm hao phí tiêu hao hóa chất vật tư, giảm thiểu xuất toán BHYT.
Đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện cho người bệnh đi khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng.
Trên đây là kế hoạch CNTT, chuyển đổi số của Bệnh viện 30 Tháng 4 Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm  2030.
Xin trân trọng./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

thongtin byt
Trang tin BYT
so y te
sodo1
bang gia DVKT
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,389
  • Tháng hiện tại58,035
  • Tổng lượt truy cập1,850,224
7 Phuon 0 6x2m
Baner trái
Baner phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây