Những “chiến sĩ thầm lặng mang hơi thở” cho người bệnh, trong phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện;
Thứ hai - 06/09/2021 10:09
Những “chiến sĩ thầm lặng mang hơi thở” cho người bệnh, trong phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện;
Thông thường khi nói đến lực lượng chống dịch chúng ta thường nghỉ ngay đến lực lượng y bác sĩ điều trị tại bệnh viện. Nhưng để ekip y bác sĩ hoạt động hiệu quả cần có lực lượng hậu cần, tôi xin nêu ví dụ: dược sĩ đảm bảo thuốc men, các nhân viên vận chuyển đồ ăn thức uống, những nhu yếu phẩm cho ekip điều trị và cả cho người bệnh hoặc các kỷ sư chuyên về CNTT để đảm bảo kết nối, vận hành thiết bị công nghệ được thông suốt, các buổi họp trực tuyến.v.v.tại đơn vị.


Bài viết hôm nay tôi xin giới thiệu 2 cá nhân thầm lặng trong công tác phòng chống dịch mà ít ai biết đến, đó là anh Nguyễn Thanh Liêm nhân viên Phòng TC-HC và bạn Sơn Đại Thành y sĩ khoa khám bệnh tại Bệnh viện 30 Tháng 4…đó là 2 nhân viên được giao nhiệm vụ vận chuyển oxy. Đối với những bệnh viện được xây mới có công nghệ hiện đại, có hệ thống oxy trung tâm thì không cần nhân viên này, tuy nhiên đối với những cơ sở chưa được trang bị oxy trung tâm thì việc vận chuyển oxy là thường xuyên và liên tục.
Hằng ngày cứ vào 9 giờ sáng, 2 anh vận chuyển bình oxy lên lầu với bộ đồ bảo hộ màu xanh bịt kín người mà chúng ta thường thấy. Sau khi vận chuyên các bình đầy oxy lên lại phải vận chuyển những bình oxy đã sử dụng xuống để chuẩn bị đi nạp oxy mới. Nếu bạn nhìn thấy bình thường và đơn giản, nhưng đó không phải đơn giản; Chúng ta thử tưởng tượng mặc chiếc áo bảo hộ đã nóng, khó di chuyển thì vận chuyển bình oxy có trọng lượng vỏ tầm 50kg lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi các bạn có sức khỏe tốt…tuy nhiên với các anh, công việc đó vẫn đều đặng mỗi ngày kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật, đảm bảo luôn cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân…
Thế đó! để chống dịch đạt được hiệu quả đến ngày hôm nay ở tỉnh nhà ngoài lực lượng y bác sĩ, công an, quân đội, các tình nguyện viên, mạnh thường quân, đâu đó có cả lực lượng giáo viên tham gia; những người đã bỏ lại gia đình, con thơ, cha mẹ già đã lâu rồi không về nhà thăm, ăn những bửa cơm đạm bạc, ngủ trên nền gạch hay ghế bố, họ quên mình, quên nhiệm vụ làm cha làm mẹ, phận làm con để chung tay quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh…và tốn kém rất nhiều công sức, ngân sách nhà nước. Rất mong mỗi công dân phải luôn nâng cao ý thức phòng chống dịch, để bảo vệ thành quả của cả hệ thống, giúp an toàn cho cộng đồng, giúp người dân có cuộc sống bình thường mới.
Tin, ảnh: Kim Ngọc Long- Phòng KHTH-CĐT, đưa tin nơi tuyến đầu chống dịch.